Sau hơn nửa năm, về việc tài khoản của người lao động nước ngoài đã xuất cảnh “bù lỗ hỏng”, cuối cùng đã được giải quyết!
Theo như cho biết, ngày 2/4/2024 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao đã đích thân tổ chức cuộc họp liên ngành, cuối cùng ba bộ lớn đã đi đạt được cộng sự, rằng Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cung cấp thông tin xuất nhập cư của người lao động nước ngoài cho Trung tâm Liên Tín (Trung tâm Liên hợp tác Tín dụng). Nhờ đó mà các ngân hàng có thể thực hiện tìm kiếm các thông tin hàng loạt của lao động nước ngoài, có thể nói là bước đột phá lớn nhất trong hơn nửa năm qua.
Một nguồn tin đã tiết lộ rằng, mấu chốt quan trọng nhất để có thể đạt được tiến triển là “Văn phòng trù bị của Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân” đã chính thức gửi thư đến Bộ Lao động và Sở Di dân, thông báo rằng việc cung cấp thông tin về tài khoản của lao động di dân cho Trung tâm Liên hợp tác Tín dụng dựa trên mục đích phòng chống lừa đảo, không gây ra vấn đề pháp lý về tính hợp pháp của Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân. Trước đây, điều này đã được xem là rào cản lớn nhất trong cuộc thảo luận giữa các bộ, nhưng bây giờ với thư lệnh đã xuống này, nó cũng đã mở ra cơ hội cho sự tiến triển.
Theo các nguồn đưa tin, cuộc họp liên ngành 02.04.2024 do đích thân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đứng lên tổ chức và có sự tham gia của 3 bộ lớn gồm Ủy ban Giám sát Tài chính và Tín dụng, Bộ Lao động và Bộ Nội Chính. , Sở Cảnh sát, Sở Di dân và Hiệp hội Ngân hàng v.v… đã được triệu tập để tham gia cuộc họp, và cuối cùng vấn đề quản lý tài khoản của người lao động nhập cư nước ngoài sau khi rời nước cuối cùng đã có giải quyết. Bởi như trên đã nói nghi vấn về Bảo vệ Thông tin Cá nhân đã được bác bỏ, nhờ đó mà ba Bộ lớn cuối cùng đã đạt được sự đồng thuận, mặt khác giúp các ngân hàng không còn phải “tìm kiếm một cách mù quáng” kiểm tra thông tin người lao động nước ngoài đã rời khỏi nước hay chưa. Thay vào đó, thông qua việc cung cấp thông tin từ Cục quản lý xuất nhập cảnh, họ có thể khóa trực tiếp tài khoản của những người đã rời khỏi nước một cách hiệu quả hơn và quan sát dòng tiền của họ và tìm ra những tài khoản đã được bán trước khi rời nước và phong tỏa chúng.
Quy trình làm việc của các cơ quan liên quan như ảnh
Bước1: Sở di dân cung cấp thông tin xuất nhập cảnh của lao động nước ngoài cho Trung tâm Tài chính Liên hợp tác Tín dụng
Bước 2: Ngân hàng sẽ sử dụng thông tin dữ liệu cung cấp ở Trung tâm Liên Tín để điều tra và tìm kiếm xác nhận thông tin lao động nước ngoài
Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ theo dõi tài khoản ngân hàng để xem biến động của dòng tiền để tìm ra tài khoản bất thường
Việc các người lao động nước ngoài bán tài khoản ngân hàng trước khi rời khỏi Đài Loan đã trở thành một lỗ hỏng quan trọng cần phải giải quyết. Trong cuộc phỏng vấn tuần trước, Giám đốc Cục Ngân hàng ông Chuang Hsiu-yuan đã chỉ ra rằng các cơ quan điều tra đã cho biết hiện nay một tài khoản của người lao động nước ngoài có thể bán được với giá từ 30 đến 40 vạn đài tệ, cho thấy tình trạng nghiêm trọng của vấn đề này. Xem xét về quyền lợi của người lao động nước ngoài, mặc dù không thể hoàn toàn đóng lại các tài khoản của những người đã rời khỏi nước. Nhưng theo thỏa thuận của cuộc họp liên bộ vào ngày 02.04.2024, ít nhất phải cung cấp thông tin về xuất nhập cảnh của người lao động nước ngoài cho ngân hàng, để ngân hàng có thể hiệu quả tìm ra những “tài khoản rời nước” nghi ngờ đã được bán để sử dụng cho mục đích khác của người đứng tên đã về nước.
Người trong ngân hàng phản ánh nói rằng, những tài khoản ngân hàng của lao động, chủ yếu đều đến từ công ty môi giới lao động và thuộc lao động của công ty mở tài khoản “Tài khoản nhận lương” mà ra.
Ngoài các công nhân đã rời nước, còn có một loại là “vô hình” tức là không chắc chắn liệu họ đã rời khỏi nước hay chưa, nhưng đã “mất tích”. Có thể cho rằng liệu ngân hàng có thể nhận được thông tin về phần này hay không, mặc dù chưa đạt được sự đồng thuận nhưng theo các nguồn tin có được, một cách tiếp cận khả thi lớn trong tương lai sẽ là cung cấp dữ liệu tương tự như cách cung cấp thông tin về nhập xuất cư như đã đề cập ở trên, thông qua Sở Di dân làm trung gian, để cung cấp thông tin cho Trung tâm Liên hợp tác Tín dụng. Đối với thông tin về các công nhân “mất tích” này, sẽ được thông báo trước cho Bộ Lao động bởi nhà tuyển dụng, sau đó Bộ Lao động sẽ cung cấp cho Sở Di dân, và từ đó Sở Di dân sẽ cung cấp cho ngân hàng.
Cho nên vì hành vi này đã quá nhiều và trở nên là xảy ra thường xuyên, vì để ngăn chặn rửa tiền nên các cơ quan có liên quan đang hợp tác để đưa ra cái thống nhất cuối cùng để xử phạt cũng như là khóa các tài khoản mà được cho là lao động đã về nước. Mặt khác cũng là một cách để bắt giữ các lao động chạy trốn. Cho nên mọi người hãy sử dụng thẻ ngân hàng của mình một đúng cách và tránh những phức tạp đến mình nhé!
Nguồn: 聯合新聞網
*Được dịch bởi Người Việt tại Đài