“Câu chuyện về một cô người Việt Nam gả sang Đài Loan làm dâu Đài” từ góc nhìn của người Đài Loan

Một bài chia sẻ chân thật và cảm động từ góc nhìn của người Đài Loan về một người phụ nữ Việt Nam gả sang Đài Loan, cả đời âm thầm hy sinh cho gia đình chồng. Từ người vợ, người mẹ đến người con dâu, cô đã lặng lẽ cống hiến không lời oán trách, ngay cả khi mang trong mình bệnh ung thư giai đoạn cuối. Câu chuyện không chỉ khắc họa nghị lực và tình yêu thương vô bờ, mà còn cho thấy sự thấu hiểu và trân trọng của người Đài dành cho những tân di dân đã chọn Đài Loan làm quê hương.

Dưới đây là toàn bộ nội dung bài viết được do Người Việt tại Đài phiên dịch, nguồn bài viết: 楊婉萍 – 這是一個越南嫁到台灣新住民阿姨 從貧困的家鄉遠嫁到台灣 先生不成材 她認份辛苦的扛起夫家大大小小的責任… | Facebook

"Câu chuyện về một cô người Việt Nam gả sang Đài Loan làm dâu Đài" từ góc nhìn của người Đài Loan

Đây là câu chuyện về một cô người Việt Nam gả sang Đài Loan làm dâu Đài hoặc với cách gọi khác là Tân Di Dân.

Từ một vùng quê nghèo khó ở Việt Nam, cô chấp nhận lấy chồng xa xứ đến Đài Loan.
Chồng thì không nên thân, cô chấp nhận số phận, lặng lẽ gánh vác hết mọi trách nhiệm lớn nhỏ trong nhà chồng.
Trời còn chưa sáng, cô đã dậy nhào bột để bán bánh bao, màn thầu.
Cô xem con riêng của chồng như con ruột của mình mà nuôi dạy.
Khi những đứa trẻ trưởng thành, cha mẹ chồng và chồng dần già yếu,
Cô lại tiếp tục đảm đương hết thảy việc chăm sóc mọi người trong nhà.

Cô ít khi quan tâm đến những cơn khó chịu trong cơ thể mình,
Cho đến khi không chịu nổi nữa mới đi khám bệnh, bác sĩ phát hiện
Cô bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khối u ác tính đã lan rộng khắp phúc mạc, ổ bụng và cả xương khắp cơ thể.

Bởi vì cô đã tận tâm tận lực suốt bao năm mà không một lời oán trách,
Mọi người, kể cả những đứa con riêng, đều ghi nhớ trong lòng.
Con riêng của chồng cũng tôn trọng và gọi cô là “mẹ”,
Hết lòng tìm kiếm những nguồn chăm sóc tốt hơn cho người mẹ không cùng huyết thống nhưng đã nuôi dưỡng mình trưởng thành.

Khi sự sống đã gần đến hồi kết, cô gầy gò chỉ còn da bọc xương,
Cơn đau ngày càng dữ dội,
Ăn vào là nôn ra, chỉ còn trông cậy vào truyền dịch tại nhà.

Thế mà cô vẫn giữ nét mặt điềm tĩnh và dịu dàng nói:
“Không sao đâu, ráng chút là qua mà…”

Dù đang đau đớn triền miên,
Nỗi tiếc nuối cuối cùng của cô lại là một lời nguyện ước dành cho các con:
Muốn đón mẹ chồng già yếu về để đích thân chăm sóc…

Trước đó, do tác dụng phụ của thuốc nhắm trúng đích (thuốc điều trị ung thư),
Cô bị viêm móng nghiêm trọng và đau đớn không chịu nổi, móng chân bị biến dạng,
Cô luôn ái ngại vì bộ móng xấu xí của mình…

Cô đã hẹn lịch chỉ sắp cho riêng cô, một ngày cuối tuần không cần vội vã,
Tôi đã cúi đầu cẩn thận xử lý phần móng bị mọc ngược,
Rồi dũa lại những chiếc móng lồi lõm biến dạng,
Cuối cùng dùng tinh dầu nhẹ nhàng massage…

Trong cái gọi là Chăm sóc “an nghỉ cuối đời” (Chăm sóc cuối đời),
Mọi hình thức chăm sóc không chỉ đơn thuần là “kỹ thuật”,
Ngoài việc giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu
Thì quan trọng hơn là truyền tải sự “tôn trọng” và “yêu thương”.
Trong suốt quá trình ấy, từng cử chỉ đều gửi gắm một thông điệp sâu xa:
“Chị là một người vô cùng quan trọng và tuyệt vời, xứng đáng được chúng tôi hết lòng trân trọng và chăm sóc cơ thể này. Cảm ơn chị đã đến với Đài Loan, đã xem nơi đây là nhà, đã dùng thanh xuân và sức khỏe để hy sinh và cống hiến cho mảnh đất này…”

Trong suốt quá trình, cô không nói nhiều,
Cô chỉ lặng lẽ chờ tôi xử lý,
Thi thoảng lại áy náy hỏi tôi có mỏi không, có bị tư thế khó chịu hay mệt quá không.

Hai tiếng sau,
Khi tôi thu dọn đồ đạc để rời khỏi phòng,
Cô dịu dàng nhưng đầy kiên định nói: “Cảm ơn các cô, tâm trạng tôi đã khá hơn nhiều rồi…”
Còn tôi, vác cái cổ mỏi nhừ và một tâm trạng dâng trào mà không thể diễn tả bằng lời rời khỏi đó…

Chăm sóc tinh thần không chỉ là dùng lời nói để nói với đối phương điều gì đó,
Mà là bằng sự đồng hành dịu dàng và hiện diện trọn vẹn,
Chạm đến tận cùng tâm hồn,
Để cô ấy cảm nhận được sự yêu thương và tôn nghiêm…

Từ đó…
Để người ấy có thể nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, giá trị và tôn nghiêm của mình.

Trong quá trình ấy, tôi từng hỏi cô: “Cô có muốn quay về Việt Nam không?”
Cô lắc đầu: “Ba mẹ đều đã mất rồi, giờ nơi đây là nhà của tôi rồi…”


"Câu chuyện về một cô người Việt Nam gả sang Đài Loan làm dâu Đài" từ góc nhìn của người Đài Loan

原文: 這是一個越南嫁到台灣新住民阿姨

從貧困的家鄉遠嫁到台灣

先生不成材

她認份辛苦的扛起夫家大大小小的責任

天未光,就起來揉麵團賣包子饅頭

把前妻的孩子視若己出

孩子大了,公婆與先生老了

她便肩負起照顧長輩與先生所有人的工作與責任

沒有多在意自己身體的不舒適

直到難以忍受就醫時

末期胃癌,惡性腫瘤已經四處佔據了整個腹膜腹腔與全身骨頭

由於她多年沒有半句怨言的全心付出

孩子們都看在眼裡

前妻的孩子敬重的叫她「媽」

費心的為這個沒血緣卻把他拉拔長大的媽,找尋更好的照顧資源

而生命已走到尾聲,骨瘦如材的她

疼痛往上爬升,

吃了便吐,只能仰賴居家點滴

她帶著平靜的溫柔表情說:沒關係,忍一下就過了…

病痛纏身的她,

最後未了的遺憾卻是向孩子們許願

希望能把身體不好的婆婆接來侍候照護…

之前由於吃標靶藥物副作用

嚴重的甲溝炎疼痛難耐,趾甲變形

她始終很在意自己不好看的趾甲…

約了一個只排她一個,不用趕行程的假日

埋頭慢慢修著嵌甲

之後再把已經凹凸變形的指甲修平

慢慢的用精油按摩…

所謂的安寧照護裡

各種照護都不只是一個「技巧」

除了增進舒適外

更重要的是傳遞「尊重」與「愛」

在過程中以肢體傳遞重要的訊息:

「妳是如此重要而美好,值得我們盡力的呵護妳的身體。謝謝妳來到台灣,把台灣當成了你的家,辛苦無私的用青春歲月與健康,為了台灣奉獻…」

過程中聊不多

阿姨只是靜靜的等待我處理

不好意思的關心我會不會姿勢不合、太久、太累

兩個小時後

當我收東西要離開她房間時

她溫柔而堅定的說:謝謝妳們,我心情好了很多……

而我,帶著很痠的脖子和心中澎湃的難以言說的感覺離開…

靈性照護並不只用口告訴對方什麼

而是用最溫柔的陪伴與同在

撫觸在靈魂上

讓她感覺被愛與尊嚴…

繼而…

讓對方重思她一生的意義、價值與尊嚴

過程中我問她:妳會想再回越南嗎?

她搖搖頭:爸媽都走了,現在這裡是我的家…

#phụnữViệtNam

#dâuĐài

#mộtngườiViệtNamgảsangĐàiLoan

#gócnhìncủangườiĐàiLoan

#佑平居家護理所

#安寧居家療護

Lên đầu trang