Tỷ lệ tử vong do tai nạn lao động của lao động nhập cư tại Đài Loan cao gấp đôi người bản xứ – Chính phủ tăng cường an toàn lao động, giảm rủi ro tai nạn cho người lao động

An toàn lao động đang là vấn đề nóng tại Đài Loan, đặc biệt trong ngành xây dựng – nơi có tỷ lệ tai nạn chết người cao nhất. Theo dữ liệu mới nhất được Phó Thị trưởng thành phố Đào Viên – ông Tô Tuấn Tân công bố, tỷ lệ tử vong do tai nạn lao động của lao động nhập cư cao gấp đôi người bản xứ, cho thấy nhóm lao động này đang đối mặt với nhiều rủi ro nhưng chưa được bảo vệ đầy đủ.

Tỷ lệ tử vong do tai nạn lao động của lao động nhập cư tại Đài Loan cao gấp đôi người bản xứ - Chính phủ tăng cường an toàn lao động, giảm rủi ro tai nạn cho người lao động
Tỷ lệ tử vong do tai nạn lao động của lao động nhập cư tại Đài Loan cao gấp đôi người bản xứ – Chính phủ tăng cường an toàn, giảm rủi ro cho lao độ

Chính phủ siết chặt an toàn lao động: Tập trung vào 4 trọng điểm

Trong cuộc họp Nội các sáng 1/5, Bộ Lao động Đài Loan đã trình dự thảo sửa đổi Luật An toàn Lao động, gồm 4 nội dung chính:

  1. Phòng ngừa rủi ro từ gốc
  2. Siết chặt quản lý các dự án, gói thầu
  3. Ngăn ngừa bạo lực nơi làm việc
  4. Tăng mức phạt tối đa khi vi phạm an toàn

Phó Thị trưởng Đào Viên đề xuất bổ sung thêm nội dung liên quan đến trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc đào tạo và bảo vệ lao động nhập cư, đặc biệt là lao động mới vào nghề dưới 1 năm – nhóm đang chiếm hơn 50% số ca tử vong vì tai nạn.

Tỷ lệ tử vong do tai nạn lao động của lao động nhập cư tại Đài Loan cao gấp đôi người bản xứ - Chính phủ tăng cường an toàn lao động, giảm rủi ro tai nạn cho người lao động
Chính phủ siết chặt an toàn lao động

Số liệu cho thấy: Lao động nhập cư và người mới vào nghề là nhóm rủi ro cao nhất

Từ năm 2023 đến nay, Đào Viên ghi nhận 71 ca tử vong do tai nạn lao động, trong đó:

  • 39 người có thâm niên dưới 1 năm (55%)
  • 8 người làm từ 1–3 năm (11%)

Tổng cộng hai nhóm này chiếm gần 2/3 số ca tử vong – xu hướng tương tự trên toàn quốc. Đáng chú ý, lao động nhập cư chỉ chiếm 7% lao động ngành xây dựng tại Đào Viên, nhưng lại chiếm tới 13,5% số ca tử vong, cao gần gấp đôi người bản xứ.

Nguyên nhân chính được xác định là:

  • Thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo bài bản
  • Không được trang bị thiết bị bảo hộ đạt chuẩn
  • Rào cản ngôn ngữ khiến lao động không nắm rõ quy trình an toàn

Ngành xây dựng vẫn là nơi nguy hiểm nhất

Theo thống kê, hơn 60% tai nạn chết người xảy ra tại công trường xây dựng, đặc biệt là các tai nạn ngã từ độ cao hoặc vật rơi trúng người. Điều này cho thấy môi trường làm việc cực kỳ nguy hiểm, trong khi lao động nhập cư thường là người trực tiếp thực hiện các công việc rủi ro này.

Đề xuất nâng cao trách nhiệm của chủ sử dụng lao động

Phó Thị trưởng Tô Tuấn Tân nhấn mạnh:

“Công việc càng nguy hiểm, càng cần người có kinh nghiệm và được bảo vệ đầy đủ. Nhưng thực tế, vì thiếu người, các công việc nguy hiểm lại bị giao cho lao động mới, chưa được đào tạo kỹ.”

Ông kêu gọi Bộ Lao động đưa vào dự luật sửa đổi những quy định cụ thể như:

  • Truy cứu trách nhiệm chủ sử dụng sau tai nạn
  • Nghĩa vụ huấn luyện và phòng ngừa trước tai nạn
  • Hỗ trợ thông dịch và đào tạo bằng ngôn ngữ bản địa cho lao động nhập cư

Lao động nhập cư cần được bảo vệ đầy đủ – Không để ai bị bỏ lại phía sau!

Với hơn 830.000 lao động nhập cư đang làm việc tại Đài Loan, việc tăng cường an toàn lao động không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi của hàng trăm ngàn người đang ngày đêm lao động vì cuộc sống.

蘇俊賓指出,桃園市近兩年共發生71起職災死亡案例,其中年資未滿一年勞工有39人,佔比超過一半;一年至三年者則有8人,也佔11%。兩者加起來顯示工作年資在三年內的職災死亡率占三分之二,對比全國趨勢也相當接近。初入職場勞工可能因缺乏完善教育訓練與防護資源,成為職災風險最高族群。此外,營造工地仍為職災死亡最集中場所,尤以「墜落」與「滾落」為主要致命原因,佔比近六成,凸顯現場風險暴露明確、管理亟待強化。

蘇俊賓也關注職災死亡率較高族群,也就是移工,全國目前約有83萬名移工,有3.3萬人在營造業服務,光是桃園就有約6800位移工,大概占桃園營造業總勞工人數的7%。但桃園近兩年營造業職災死亡人數中,移工占13.5%,幾乎是本國人兩倍,反映外籍勞工多從事高風險工作,卻未必獲得足夠的保障與支持。

Nguồn: 營建職災死亡率移工高本國人兩倍 蘇俊賓籲強化安全配套

Lên đầu trang